
Mô hình kinh doanh là gì? Top 15 mô hình kinh doanh mới xu hướng 2022
Có thể coi mô hình kinh doanh là một thứ rất quan trọng đối với doanh nghiệp, nó là một trong những yếu tố góp phần vào sự phát triển bền vững của doanh nghiệp. Tuy nhiên, khái niệm mô hình kinh doanh là gì và hiện đang có những mô hình kinh doanh mới nào thì không phải ai cũng rõ. Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết sau đây!
Mô hình kinh doanh là gì?
Mô hình kinh doanh, tiếng Anh còn được gọi là Business Model, đây là thuật ngữ kinh tế khá trừu tượng và có nhiều hướng giải thích nghĩa khác nhau.
Mô hình kinh doanh có thể là văn bản tổng quát sắp xếp những kế hoạch của tổ chức, doanh nghiệp trong tương lai. Nhưng, cũng có những người hiểu mô hình kinh doanh đơn giản là một bản kế hoạch nhằm tạo ra lợi nhuận và doanh thu.
Bên cạnh đó, mô hình kinh doanh cũng được định nghĩa là sự hỗ trợ khả năng tồn tại của một sản phẩm/công ty, bao gồm mục tiêu, mục đích của doanh nghiệp và dự định đạt được chúng. Công ty cần xây dựng được quy trình và chính sách kinh doanh.
Tuy vậy, dù có hiểu theo nghĩa nào, chúng ta vẫn tìm ra ý chung: Mô hình kinh doanh là bản kế hoạch kiếm tiền, phát triển với mục đích lớn nhất là sinh ra lợi nhuận. Nó giúp doanh nghiệp có hướng đi theo loại hình kinh doanh nhất định, có một lối suy nghĩ mạch lạc cho tất cả các thành viên trong công ty, chung mục đích, chung hành động.
Tại sao cần mô hình kinh doanh?
Mô hình kinh doanh có vai trò cực kỳ quan trọng đối với doanh nghiệp, đặc biệt là khi mới thành lập, nó giúp xác định vị trí của doanh nghiệp trên thị trường, đồng thời đưa ra những việc cần làm để có thể đạt được điều đó.
Các doanh nghiệp sẽ phải suy nghĩ, đắn đo, cân nhắc kỹ càng để đưa ra mô hình kinh doanh và triển khai thực hiện.
Khi doanh nghiệp mới thành lập, việc đầu tiên cần làm là xác định mô hình kinh doanh, từ đó sẽ đánh giá được những điểm tiềm năng của sản phẩm/dịch vụ hay chiến lược và biến nó trở thành giá trị ở thực tại.
Mô hình kinh doanh vững chắc khiến các doanh nghiệp phải chịu trách nhiệm cho những gì họ làm, thời gian cũng như tài nguyên họ tiêu thụ.
Xây dựng mô hình kinh doanh sẽ làm mở rộng tư duy của người lãnh đạo, giúp họ biết những giá trị cần thiết và tốt nhất cho doanh nghiệp.
15 mô hình kinh doanh mới xu hướng 2021
Nghe về lý thuyết mô hình kinh doanh có vẻ to tát, nhưng thực tế với những cá nhân đơn lẻ thì mô hình kinh doanh thực tế là những thứ khá đơn giản, là định hướng công việc để kiếm ra tiền, có thể không phải là mô hình kinh doanh lớn nhưng rất hữu ích:
1. Làm Freelancer
Nhờ có công nghệ 4.0 hiện đại, chúng ta có thể dễ dàng làm việc tại nhà vậy nên xu hướng Freelancer tự do được rất nhiều người lựa chọn. Đây là công việc không cần bỏ quá nhiều vốn mà vẫn thành lập một nhóm nhỏ để làm việc kiếm thêm thu nhập.
Bạn sẽ chủ động nhận các dự án, công việc tại nhà để thực hiện. Sở dĩ vì sao công việc Freelancer lại phát triển là vì doanh nghiệp muốn tối ưu chi phí nên thuê nhân lực bên ngoài để chỉ việc trả phí dự án chứ không phải cung cấp thêm những phúc lợi khác như một nhân viên chính thức của doanh nghiệp.
Hiện nay, mô hình Freelancer phát triển ở nhiều lĩnh vực như làm content, chạy quảng cáo, thiết kế website…
2. Làm người sáng tạo nội dung
Chắc hẳn bạn đã rất quen thuộc với nhiều mô hình sáng tạo nội dung thành công trên các mạng xã hội (Youtube, Facebook, Instagram…) như Khoai Lang Thang, Lý Tử Thất, Quỳnh Trần JP… Mỗi kênh sẽ có những chủ đề riêng như du lịch, ăn uống… kèm theo đó là những vlog về cuộc sống sinh hoạt hàng ngày. Khi bạn đã có lượt người theo dõi và lượt xem ổn định thì bạn sẽ kiếm được thêm nhờ quảng cáo và tiền chi trả từ kênh.
Nếu bạn làm sáng tạo nội dung dưới hình thức video thì cần chuẩn bị máy quay phim, hoặc đơn giản là bắt đầu với một chiếc điện thoại thông minh có chức năng quay chụp tốt. Cùng với đó là sử dụng máy tính để chỉnh sửa video, làm việc với các nền tảng mạng xã hội một cách thuận tiện hơn.
Nếu làm riêng chuyên đề thì cần có hiểu biết sâu rộng về lĩnh vực đó thì mới có thể truyền tải được kiến thức hữu ích đến người đọc và người xem.
3. Làm affiliate marketing
Đây chính là ý tưởng kinh doanh nhỏ ít vốn dễ kiếm tiền, đem lại lợi nhuận tương đối tốt. Công việc này cực kỳ đơn giản, bạn không cần tạo ra bất cứ sản phẩm kinh doanh nào của riêng mình mà chỉ cần kết nối được người bán và người mua thành công, sau đó nhận hoa hồng cho các đơn hàng bạn mang về.
Ngoài ra, với một số trường hợp riêng, bạn cũng không nhất thiết phải bán sản phẩm mà sẽ làm theo hành động mà nhà cung cấp yêu cầu, ví dụ như làm khảo sát, tham gia chia sẻ link…
Những lợi thế lớn của tiếp thị liên kết:
- Là một người liên kết miễn phí.
- Chi phí thấp do không qua trung gian.
- Không cần quan tâm đến hàng tồn kho vì điều này do người bán lo.
- Thời gian làm việc linh hoạt, có thể làm tại nhà hay bất cứ đâu trong thời gian rảnh.
Tại Việt Nam, nếu muốn tham gia nền tảng affiliate marketing uy tín, bạn có thể tham khảo một số bên như AdFlex, MasOffer, PingGo, Ecomobi…

Affiliate Marketing
4. Viết Ebook
Sách điện tử là phương pháp dễ dàng tiếp cận đến nhiều độc giả vì nó là nền tảng công nghệ online. Do vậy, càng ngày càng có nhiều người lựa chọn phát hành sách theo hình thức này vì nhận thấy cơ hội tiềm năng.
Để viết sách hấp dẫn độc giả, chắc chắn bạn phải là người có kiến thức chuyên sâu cũng như khả năng viết lách về đúng lĩnh vực mà bạn định viết, phải có trải nghiệm thực tế mới có thể thu hút người đọc.
Bên cạnh đó, khi phát hành sách điện tử, bạn cũng phải làm tốt hơn khâu tiếp thị trực tuyến để có nhiều đọc giả biết tới sách của bạn hơn, từ đó tối ưu doanh số bán hàng. Kế hoạch đầu tiên có thể là nhờ gia đình, bạn bè đánh giá sách, truyện của bạn để tăng độ uy tín.
5. Dịch vụ chăm sóc thú cưng
Nhiều người yêu thương thú cưng đến mức coi nó như những người thân trong gia đình, sẵn sàng chăm sóc, bỏ tiền ra nuôi dưỡng, làm đẹp cho nó. Vậy nên các dịch vụ chăm sóc thú cưng đã ra đời để đáp ứng nhu cầu này. Ví dụ như bạn có thể mở dịch vụ tỉa lông, cắt móng, tắm cho thú cưng hay mở các cửa hàng bán đồ thời trang cho thú cưng.
Để mở dịch vụ này, bạn cũng không cần quá nhiều vốn, chỉ khoảng vài chục triệu đồng. Ngoài chăm chú cho chất lượng dịch vụ, các sản phẩm trong cửa hàng thì bạn cũng nên bỏ chi phí cho việc quảng cáo để nhiều người biết đến dịch vụ của bạn hơn.
Tuy vậy, điểm lưu ý lớn nhất chính là bạn phải ưa thích thú cưng mới có thể làm được công việc này.
6. Dịch vụ order hàng
Bán hàng order là một mô hình kinh doanh tiềm năng khi bạn không cần bỏ vốn tích trữ hàng hoá mà chỉ lúc khách đặt hàng thì nhập về để bán cho khách. Lợi nhuận bạn thu được là khoản tiền chênh lệch giá sản phẩm. Những mặt hàng order có thể từ nước ngoài hoặc ở trong nước.
Khi bán hàng order, bạn cần thường xuyên đăng sản phẩm, gom order và nhập hàng theo yêu cầu. Những mặt hàng thường được kinh doanh theo hình thức này là đồ gia dụng, thời trang, mỹ phẩm, đồ ăn…
Để shop order của bạn có sự khác biệt so với những shop khác thì bạn cần thường xuyên tìm kiếm và gom những mặt hàng độc đáo, lúc đó chắc chắn bạn sẽ có nhiều khách hàng tìm tới mà không cần suy nghĩ quá nhiều về việc phải làm sao để thu hút khách hàng.
7. Chuyên gia tư vấn
Hiện này, ngày càng có nhiều cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp cần sự tư vấn của các chuyên gia. Chuyên gia là những người có kiến thức sâu ở một lĩnh vực nào đó, đồng thời phải có khả năng tư vấn, truyền tải thông tin, cảm xúc cho người khác.
Chuyên gia tư vấn cần là người được đào tạo bài bản, có bằng cấp, có kinh nghiệm, có uy tín thì sẽ đảm bảo được lòng tin với khách hàng.
Ví dụ: Một chuyên gia tư vấn chiến lược kinh doanh sẽ hỗ trợ doanh nghiệp của bạn xây dựng một kế hoạch nội dung, tiếp thị sản phẩm… phù hợp với thị trường khai thác. Cụ thể, công việc của bạn là nghiên cứu thị trường và sản phẩm để ra một kế hoạch chi tiết.
8. Kinh doanh dịch vụ ăn uống nhỏ
Bánh mì, xôi xéo, trà đá vỉa hè, xe nước ép, bánh tráng trộn… là những mô hình kinh doanh ít vốn mà khả năng thu hồi cũng nhanh chóng. Chi phí đầu tư ban đầu chỉ khoảng vài triệu đồng với những vật dụng đơn giản, nguyên liệu rẻ và phổ biến.
Nếu chưa biết kinh doanh gì, bạn hãy thử sức với ý tưởng này.
Tuy nhiên, với những dịch vụ ăn uống nhỏ này bạn cần có địa điểm thuận tiện, như gần trường học, chợ, khu vực đông dân cư vì đối tượng khách hàng chính là ở đó. Nếu có thể tận dụng nhà của bạn để kinh doanh được là tốt nhất, sẽ đỡ được chi phí thuê mặt bằng. Trường hợp không có địa điểm mà phải đi thuê thì sẽ tốn nhiều tiền hơn, thời gian thu hồi vốn cũng lâu hơn.
Đặc biệt, khi bán đồ ăn thì chất lượng đồ ăn ngon phải là ưu tiên hàng đầu để thu hút khách hàng. Bạn sẽ không thể bán lâu dài và có lợi nhuận nếu đồ ăn của bạn chất lượng tệ.
9. Kinh doanh đồ handmade
Con người ngày càng ưa sự sáng tạo riêng biệt và độc đáo, đặc biệt là những thứ cá nhân hóa như quần áo, phụ kiện… vậy nên chẳng lạ gì khi những món đồ handmade rất được ưa chuộng.
Tuy ý tưởng kinh doanh này ít vốn nhưng nó lại đề cao khả năng sáng tạo và đầu tư nhiều thời gian. Chính vì thế, muốn kinh doanh đồ handmade thì bạn chắc chắn là người có óc sáng tạo tốt và khéo léo.
Kinh doanh đồ handmade là một công việc khác tự do về thời gian và địa điểm, bạn không nhất thiết phải có cửa hàng mà hoàn toàn có thể làm tại nhà, đăng những sản phẩm kỳ công của mình lên mạng và tiến hành quảng bá để bán được nhiều hàng hơn.
10. Kinh doanh cửa hàng tạp hoá nhỏ ở nông thôn
Nhu cầu về các mặt hàng thiết yếu như gia vị, mắm muối, đồ khô, đồ vệ sinh nhà cửa… ở nông thôn không hề kém thành phố. Do đó, mở cửa hàng tạp hoá ở nông thôn sẽ rất đắt hàng, bạn nên chọn địa điểm ở những khu vực đông dân cư thì việc buôn bán sẽ hiệu quả hơn.
Tuy các sản phẩm thiết yếu thường có lãi ít nhưng nhu cầu mua hàng thì không bao giờ thiếu nên chắc chắn nếu làm lâu dài, khi có lượng khách hàng quen thì bạn vẫn giàu lên đáng kể.
Lưu ý: Bạn nên chọn những mặt hàng chất lượng với giá cả hợp lý, những mặt hàng có nhu cầu lớn mà ít người kinh doanh thì sẽ tạo được sự khác biệt lớn hơn.
11. Bán cafe lưu động
Thực tế, bán cafe lưu động không phải công việc nhàn hạ khi bạn phải thường xuyên di chuyển khắp nơi. Tuy nhiên, bù lại lượng khách hàng lại rất đông nên bạn có thể kiếm tiền khá.
Khi bán cafe lưu động, thứ bạn cần nhất chính là phương tiện, có thể là ô tô, xe máy hoặc xe đạp đều được. Về địa điểm bán hàng thì bạn nên lựa chọn những khu vực khách hàng có nhu cầu sử dụng cafe cao như cơ quan, công sở, các tòa nhà văn phòng. Đặc biệt, họ rất cần cafe vào đầu giờ sáng hoặc đầu giờ chiều để tỉnh táo làm việc, người kinh doanh cafe cần nắm được điểm này để tận dụng.
Chi phí cho một ly cafe bán lưu động chỉ từ 15.000 – 20.000 vnđ, khá rẻ nên được mọi người ưa chuộng hơn việc uống ở những cửa hàng có thương hiệu và có địa điểm. Tính về lâu dài thì đây cũng là ý tưởng kinh doanh tiềm năng mà bạn nên cân nhắc nếu chưa biết kinh doanh gì.
12. Kinh doanh cửa hàng văn phòng phẩm
Nhu cầu về các mặt hàng văn phòng phẩm như vở, bút, dụng cụ học tập… của học sinh, sinh viên là rất lớn. Vậy nên mở cửa hàng kinh doanh văn phòng phẩm sẽ rất tiềm năng. Bạn cần tìm kiếm những nhà cung cấp sỉ chất lượng với giá cả phải chăng thì có thể hốt bạc sớm.
Đầu tư vốn để kinh doanh văn phòng phẩm không lớn, chỉ khoảng 10 – 15 triệu đồng là có thể bắt đầu nhanh chóng. Khi mới mở hàng hãy tận dụng những mối quan hệ bạn bè, người thân để quảng bá tới nhiều khách hàng tiềm năng hơn. Bạn cũng nên mở rộng kênh bán hàng online để có thêm doanh thu vì mua sắm trực tuyến hiện nay được nhiều khách hàng ưu tiên lựa chọn.
13. Mở dịch vụ in áo theo yêu cầu
In áo giờ đây không chỉ gói gọn cho đối tượng học sinh, sinh viên mà hiện nay nhiều gia đình cũng rất thích in áo để thể hiện sự hòa đồng, vui vẻ, gắn kết. Vậy nên, tiềm năng khi mở dịch vụ kinh doanh in đồng phục sẽ kiếm được nhiều tiền.
Bạn có thể mở dịch vụ in áo kết hợp với in giày, in balo và nhiều chất lượng khác. Dịch vụ càng đa dạng thì cơ hội kiếm lợi nhuận của bạn càng gia tăng.
Thực tế, chi phí để đầu tư dịch vụ này không lớn, bạn chỉ mất khoảng 10 triệu đồng, còn đâu dịch vụ in ấn sẽ kết hợp với các xưởng nên không cần đầu tư khoản đó.
14. Mở dịch vụ sửa chữa và rửa xe máy
Nếu nhà bạn đang có một khoảng đất trống gần mặt đường thì bạn hoàn toàn có thể tận dụng để mở dịch vụ rửa xe máy, ô tô. Nếu chỉ rửa xe thì bạn không cần kỹ thuật cao nào, chỉ cần chăm chỉ, kiên trì, tỉ mỉ và sạch sẽ. Chi phí rửa xe máy là 20.000 – 30.000đ/chiếc còn rửa ô tô là khoảng 100.000đ/chiếc. Bạn sẽ mất khoảng 10 triệu để đầu tư máy móc rửa xe. Trung bình mỗi ngày bạn rửa được khoảng 50 – 100 phương tiện thì thu nhập mỗi tháng của bạn sẽ luôn ở mức 8 con số.
Nếu muốn mở thêm dịch vụ sửa chữa xe thì bạn cần phải đi học đào tạo chuyên nghiệp. Nếu không muốn phải vất vả vậy thì bạn chỉ cần mở dịch vụ rửa xe và bơm xe thì mỗi tháng cũng kiếm được số tiền khá rồi.
15. Mở bán cơm bình dân, cơm văn phòng
Nhu cầu cơm trưa ở các công sở, văn phòng là rất lớn vì không phải doanh nghiệp nào cũng lo được bữa cơm trưa cho nhân viên hoặc vì bận rộn mà mọi người không thể tự chuẩn bị bữa trưa mỗi ngày. Vì vậy, các dịch vụ cơm bình dân, cơm văn phòng được mở ra để đáp ứng nhu cầu của mọi người.
Nếu bạn có đam mê nấu nướng và chưa biết kinh doanh gì thì sao không thử sức với ý tưởng này? Chi phí đầu tư ban đầu không quá lớn nếu bạn chọn hình thức kinh doanh online và chỉ làm cơm theo đơn đặt hàng. Bên cạnh đó, bạn có thể xây dựng các gói combo theo tuần, theo tháng với mức giá tiết kiệm hơn chút ít thì chắc chắn sẽ thu hút được nhiều khách hàng hơn. Từ đó cũng sẽ mang đến nhiều lợi nhuận hơn.
Bữa cơm trưa đối với người đi làm rất quan trọng, họ coi trọng sự vệ sinh, sạch sẽ, đồ ăn thơm ngon, nóng sốt để có đủ năng lượng làm việc cho cả buổi chiều dài.
Như vậy, qua bài viết này, bạn chắc chắn đã hiểu hơn về mô hình kinh doanh và biết những mô hình kinh doanh xu hướng phổ biến hiện nay để tận dụng cơ hội kiếm tiền.
Xem thêm: